Bộ nhận diện thương hiệu
Từ lâu, “thương hiệu” đã trở thành một thành phần không thể thiếu của xã hội tiêu dùng hiện đại. Thương hiệu tồn tại ở mọi nơi, từ đôi giày chúng ta mang cho đến chiếc xe chúng ta chạy trên đường hàng ngày. Tuy nhiên, mặt trái của sự bùng nổ này chính là việc người tiêu dùng ngày càng có quá nhiều lựa chọn và quá ít thời gian để quyết định.
1 - Bộ nhận diện thương hiệu
Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết về giá trị của sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên. Khách hàng sẽ ghi nhớ và hình thành mối liên kết với thương hiệu từ những cảm nhận, nhận biết ấy. Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình và có khả năng kích thích các giác quan của người khác. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những thứ chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, cầm nắm hay chạm vào được, bao gồm:
· Tên thương hiệu
· Logo thương hiệu
· Tagline/Slogan thương hiệu
· Màu sắc, kiểu chữ thương hiệu
· Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng: brochure, sổ tay, chữ ký email,…
· Bộ nhận diện thương hiệu online: Website, mạng xã hội,…
· Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời: billboard, banner,…
· Các ấn phẩm quảng cáo khác
Bộ nhận diện thương hiệu xuất hiện ở mọi điểm chạm với khách hàng và đại diện cho thương hiệu một cách trực quan. Chúng giúp truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu để khách hàng trải nghiệm. Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố trực tiếp tạo ra những nhận thức, cảm xúc mà thương hiệu muốn khách hàng nghĩ về mình.
bộ nhận diện thương hiệu tác động đến tâm trí của con người. “Tác động” ở đây bao gồm việc thương hiệu sẽ được nhớ đến hoặc nhận ra giữa hàng trăm đối thủ khác, và
việc thương hiệu sẽ tạo sự kết nối về mặt lý tính lẫn cảm tính với khách hàng ra sao. Tất nhiên, những kết quả này chỉ đến khi doanh nghiệp sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả sẽ phải đảm bảo ba yêu cầu sau: khác biệt, đơn giản và nhất quán.
2 - Những lợi ích của bộ nhận diện thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt cũng giống như vẻ bề ngoài, phong cách ăn mặc của chúng ta. Nếu trong lần đầu gặp mặt, đối phương xuất hiện trong bộ dạng xuề xòa, luộm thuộm, liệu bạn còn muốn gặp gỡ người đó lần thứ hai hay không?
Một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả sẽ đảm bảo:
· Giới thiệu thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giới thiệu hình ảnh, tên, ngành nghề, và lĩnh vực hoạt động của thương hiệu đến người dùng. Bộ nhận diện thương hiệu mang lại cho thương hiệu một “định danh”, giúp khách hàng phân biệt thương hiệu với các đối thủ khác.
· Chuyên nghiệp hóa thương hiệu: điều khác biệt giữa một doanh nghiệp đầu tư bộ nhận diện và một doanh nghiệp không làm điều đó chính là sự chuyên nghiệp. Một nhà hàng sở hữu phong cách thống nhất sẽ mang lại cảm giác khác hoàn toàn so với một quán ăn vỉa hè. Một fanpage thống nhất về hình ảnh chắc chắn sẽ đáng tin hơn một fanpage mỗi bài một kiểu.
· Thu hút khách hàng tiềm năng: cũng giống như cách Harley Davidson, Apple,… sở hữu một cộng đồng riêng cho mình, những thương hiệu xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ thu hút được khách hàng tiềm năng. Một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng sẽ là công cụ hiệu quả để bạn cạnh tranh với các đối thủ.
· Xây dựng lòng tin khách hàng: chúng ta thường sẽ tin vào những thứ rõ ràng, minh bạch. Việc thương hiệu không thống nhất về thiết kế khi truyền thông cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của họ. Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán sẽ giúp khách hàng có thêm lòng tin với thương hiệu hơn.
· Duy trì sức sống của thương hiệu: Một thương hiệu lớn không thể chỉ tồn tại trong vài năm. Có những thương hiệu đã bền bỉ tồn tại trong hơn 100 năm qua. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp thương hiệu của bạn không cần phải thay đổi quá nhiều về mặt hình ảnh trong khoảng thời gian này.
3 - Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bước 1: Phân tích Giai đoạn phân tích bao gồm thu thập và đánh giá các thông tin, dữ liệu liên quan đến thương hiệu.
Bước 2: Thảo luận Việc thảo luận nhằm giúp đội ngũ sáng tạo tổng hợp, đánh giá những kết quả phân tích và yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, đây là giai đoạn phản biện và đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu.
Bước 3: Brainstorming Là thời điểm những ý tưởng bắt đầu được hình thành. Đội ngũ sáng tạo sẽ đưa ra thật nhiều ý tưởng, cách tiếp cận khác nhau đối với dự án, trước khi thống nhất một vài hướng tiếp cận cuối cùng.
Bước 4: Phát triển concept Sau khi brainstorm, nhóm sáng tạo sẽ bắt đầu phát triển các concept ý tưởng dựa trên những gì đã bàn với nhau. Phát triển concept bao gồm việc sáng tạo ra nhiều ý tưởng cho các hạng mục khác nhau.
Bước 5: Hoàn chỉnh những concept cuối cùng Đội ngũ sáng tạo sẽ hoàn chỉnh những concept được lựa chọn cho bộ nhận diện thương hiệu (tên thương hiệu, logo thương hiệu, tagline, màu sắc, kiểu chữ, bộ ấn phẩm…) trước khi trình bày với khách hàng.
Bước 6: Trình bày bộ nhận diện thương hiệu Đây là công đoạn trình bày cho khách hàng thấy những gì mà đội ngũ sáng tạo đã thực hiện được trong suốt thời gian qua. Thông thường, giám đốc sáng tạo sẽ là người thuyết trình chính cho dự án của mình.
Bước 7: Hoàn tất thiết kế cuối cùng và bàn giao các tài liệu cần thiết Concept được chọn sẽ được đội ngũ sáng tạo hoàn chỉnh dựa trên những yêu cầu thay đổi của khách hàng. Đó có thể là những điều chỉnh về màu sắc, kiểu chữ, đường nét,… nhưng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tổng thể chung của concept.
Bước 8: Đăng ký bảo hộ và sản xuất, ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu Nhằm tránh sự cố sao chép, đạo nhái ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh.
Những thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu?
1. Tên thương hiệu 2. Logo 3. Tagline 4. Bộ ứng dụng văn phòng
5. Bộ ứng dụng quảng cáo/ marketing 6. Cẩm nang thương hiệu
Xin chân thành cảm ơn,